Dược liệu quý

Dược liệu quý

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi ...

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Bong tróc da tay - nguyên nhân và cách chữa trị

Bàn tay là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường xung quanh nên dễ bị bong tróc da tay, và thường thường là do yếu tố dị ứng với chất tẩy rửa. Tuy nhiên, tróc da có thể là bệnh toàn thân như rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu vitamin A, B, PP. Hãy cũng thuochay.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị chứng bệnh này.

Biểu hiện là bề mặt da tay bị bong tróc, kèm theo khó chịu, ngứa ngáy. 

Nguyên nhân:

- Nếu bệnh xảy ra trong mùa lạnh thì đây là dấu hiệu cho thấy da bị mất nước do tác động của không khí khô lạnh, hoặc do tay ngâm nước quá nhiều khiến cho da trương trở, khi thoát ra khỏi môi trường nước, da co lại và bị bong tróc, lột da.
- Một số loại hóa chất có trong đồ gia dụng như chất tẩy rửa, bột giặt cũng khiến da tay bị ăn mòn và bong tróc. Ở trường hợp này, bạn cần bảo vệ da tay bằng găng tay khi sử dụng những sản phẩm chuyên dụng này.
- Trong trường hợp lột da tay kèm theo mụn nước hay bội nhiễm có mủ thì có thể đây là dấu hiệu bệnh lý của bệnh tổ đỉa, eczema… Lúc này, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và điều trị kịp thời.
- Ngoài ra, viêm da bàn tay, bàn chân còn chịu tác động của nhiều yếu tố thông thường như sự thay đổi thời tiết, ăn một số thức ăn có chứa các protein có trọng lượng phân tử cao như tôm, cua, cá, nhộng… đặc biệt là ở những người có cơ địa dễ dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Biểu hiện nặng hơn của bệnh là da có thể bị đỏ lên, sưng nề nhẹ, ngứa, sau đó tại vùng da này có thể nổi lên các mụn nước nhỏ, đôi khi là các mụn nước to hơn hoặc là các nốt sẩn.

Cách điều trị:

- Khi bắt đầu có hiện tượng bong da ở bàn tay cần kiêng tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hạn chế dùng nước… nên đi bít tất thường xuyên để hạn chế mất nước qua thượng bì làm cho da đỡ bị khô. Để da bớt bong có thể bôi các chế phẩm có chứa steroid như Elomet, Flucinar, Fucicort, Synalar, Gentrisone... trong thời gian từ 2-3 tuần. Sau đó có thể bôi một số chế phẩm làm ẩm da, dịu da như cream vitamin E, Lacticare…


- Bổ sung các vitamin, tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tươi sạch hằng ngày, uống nhiều nước cũng là biện pháp hỗ trợ cho làn da. 
- Tuy bệnh bong tróc da chỉ là dấu hiệu của 1 căn bệnh rất bình thường và phổ biến hiện nay, không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe con người, song việc da tay bị bong tróc sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy trong đời sống sinh hoạt thường ngày, làm mất đi cái nhìn thẩm mỹ về đôi tay khỏe và đẹp.

>> Xem thêm: Mãng cầu xiêm chống ung thư: sự thật hay chỉ là "tin đồn"

 
(Tổng hợp)

Lượt xem: 297
Nguồn:thuochay.vn Sao chép liên kết
Nội dung liên quan