Dược liệu quý

Dược liệu quý

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi ...

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của quả nho

Quả nho chứa nhiều vitamin C, calori, glucose và levuose, rất dễ hấp thụ trong cơ thể, là loại quả rất được yêu thích. Ngoài công dụng giải khát, nho còn có tác dụng thông tiểu, lợi mật.

Nước ép nho đỏ

Theo các nhà dinh dưỡng Hoa Kỳ, nước ép nho đỏ có khả năng ngăn ngừa ung thư và tăng cường sức chống đỡ của cơ thể trước những tác dụng phụ của thuốc chống ung thư như hóa chất và xạ trị. Ngoài ra, nho còn có công dụng chữa khó tiêu, sốt, trĩ, táo bón, các bệnh gan, mật (lợi tiểu, nhuận gan).

Rượu vang đỏ chống ôxy hóa

Rượu vang đỏ chống ôxy hóa nhờ chất flavonoit Resveratrol. Nếu dùng rượu vang đỏ điều độ sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch xuống 40%. Người uống rượu vang vừa phải (60ml/ngày) mắc bệnh tim ít hơn 30% so với người không uống, tăng cholesterol tốt (HDL), giảm cholesterol xấu. LDL, ít bị xơ vữa động mạch .

Uống thuốc thì đừng ăn nho. Vì sao?

 

Vỏ quả nho có khả năng kháng khuẩn. Trong vỏ quả nho có nhiều chất Resveratrol hơn so với trong thịt quả. Nó có khả năng chống ôxy hoá mạnh gấp 7 lần vitamin E. Vì vậy, khi ăn nho nên ăn cả vỏ.

 

Vỏ hạt nho có tác dụng tốt đối với lượng cholesterol và với thành mạch máu trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao những người uống rượu vang đỏ có hệ thống tim mạch tốt.

 

Cao hạt nho chứa chất Proanthocyanidin - “chất chống ôxy hóa siêu đẳng" ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y và của quá trình lão hóa.

Dầu hạt nho: Trong dầu hạt nho có nhiều axit linoleic làm tăng HDL giảm LDL. Dùng dầu hạt nho hàng ngày thì nguy cơ bệnh tim mạch giảm 39 - 56%. Các nhà khoa học Mỹ cho biết khi nam giới có HDL thấp (cholesterol tốt) hay bị chứng bất lực, sau một thời gian dùng dầu hạt nho HDL sẽ tăng lên.

 

Lưu ý: Người tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít nho. Bệnh nhân ghép tim, thận và giác mạc không nên dùng nho và nước nho đỏ.

(Tổng hợp)

Lượt xem: 308
Nguồn:thuochay.vn Sao chép liên kết
Nội dung liên quan