Dược liệu quý

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette. Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sinh lực, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, ăn ngon ngủ khỏe

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

12 loại trà thảo dược tốt cho sức khỏe

Những loại trà thảo dược tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật bạn nên uống thường xuyên đó là: trà xanh, trà gừng, trà bạc hà và một số loại trà khác. Những loại trà dược này đều dễ tìm nguyên liệu và dễ chế biến. Tuy chúng có vẻ đơn giản nhưng có công hiệu không ngờ. Không gì tuyệt vời hơn việc bạn ngồi nhâm nhi một cốc trà, thư giãn và tốt cho sức khỏe.

1. Trà hoa cúc
Loại nước sắc làm từ hoa Chrysanthemum morifolium (cúc hoa trắng) hoặc Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng), phổ biến nhất là ở Đông Á. Người ta ngâm hoa cúc (thường đã được sấy khô) vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90 – 950C (sau khi đun sôi), có thể thêm đường, đá lạnh.
Theo Đông y, trà hoa cúc là có nhiều tác dụng y học như: chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn nhọt do có tính mát. Y học cổ truyền cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan và mắt. Gan gắn với hành Mộc điều khiển mắt, gắn liền với sự bực dọc và căng thẳng.

2. Trà hoa hồng
Hoa hồng có tác dụng giải nhiệt, tốt cho tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, an thần, trấn tĩnh… Cánh hoa hồng chứa vitamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B và vitamin K, kali, canxi, iod, tinh dầu, một số chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm.
Dùng trà hoa hồng chống viêm phế quản, viêm họng, viêm loét dạ dày, chống cảm cúm, sốt, viêm lợi. Tinh dầu hoa hồng có tác dụng làm dịu thần kinh rất tốt. Trà hoa hồng đặc biệt rất tốt cho phụ nữ vừa bổ dưỡng, vừa giúp xua tan mệt mỏi, bực bội.

3. Trà atisô
Được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Trà atisô sẽ cải thiện làn da rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

4. La hán long táo trà
Long nhãn, la hán, hồng táo. Long nhãn vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí, dùng chữa huyết hư sinh hay quên, hồi hộp mất ngủ.
Quả la hán có vị ngọt, tính mát, nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng, chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa, viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo. Hồng táo: trị tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng, khí huyết tân dịch bất túc, doanh vệ không điều hòa, hồi hộp, phụ nữ tạng táo.

 

Cải thiện bệnh viêm khớp với trà đen

 

5. Ngân cúc mật trà
Kim ngân, bạch cúc, mật ong. Kim ngân hoa có tác dụng trị ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt huyết độc lỵ, ho do phế nhiệt, đan độc (viêm quầng), cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt.
Bạch cúc tính lương (mát), vị khổ tân (đắng cay) vào hai kinh tâm, phế, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, trấn ho, chữa trị cảm mạo phong nhiệt. Mật ong có tác dụng bồi bổ cơ thể, sát khuẩn, trị ho, chống cảm lạnh.

6. Tiểu hồi hương trà


Tiểu hồi hương 10 – 15g, đường ăn một lượng vừa phải. Tiểu hồi hương tán vỡ hãm với nước sôi nêm đường đủ dùng uống hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống, giảm đau, dùng cho người mắc chứng tỳ vị hư yếu, thường xuyên đau bụng đi ngoài, lạnh bụng, dễ mắc cảm cúm.

7. Bách táo, ngư tinh, thảo trà
Bách hợp 5 – 10g, đại táo 3 – 5 quả, ngư tinh thảo khô 5 – 10g. Tất cả đem hãm 15 – 20 phút. Trà này có tác dụng nhuận phế, bổ hư, giảm ho tiêu đờm. Thích dụng cho những người viêm phổi phế quản, hen phế quản, viêm họng.

8. Câu kỷ, ngọc diệp trà
Kỷ tử 5g, đại táo 3 quả bỏ hạt, râu ngô 5 – 10g, lá dâu 5g. Tất cả sơ chế thái vụn đem hãm nước uống hằng ngày. Dược trà có tác dụng: mát can, nhuận phế, bổ thận khí, trừ phong, tiêu khát, lợi niệu. Thích hợp cho những người viêm gan, viêm đường tiết niệu, viêm phổi – phế quản, thận hư gây đau lưng mỏi gối.

9. Thiên ma, cúc hoa trà
Thiên ma 10g, cúc hoa 10g, hòe hoa 3 – 5g. Tất cả đem hãm dùng hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng ích khí, bổ âm, an thần, hạ áp, thanh can sáng mắt, mạnh gân cốt. Bài này dùng cho những người âm hư hỏa vượng tăng huyết áp, hoa mắt chóng mặt, xơ vữa động mạch, thị lực giảm do biến chứng tăng huyết áp và tiểu đường.

10. Trà khổ qua
Trà khổ qua có tác dụng lợi tiểu, giảm đường huyết, giải độc. Khổ qua có thể rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 10 – 15g khổ qua, 5g trà đun lên trong vòng 10 phút là có thể uống được. Trà khổ qua nàycó thể uống hàng ngày để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng, chữa các bệnh kiết lị, đau mắt đỏ.

11. Trà hoa quế
Đây là loại trà đặc biệt, dùng cho những người hơi thở có mùi, những người đau răng, sâu răng, viêm chân răng, tiêu đờm. Lấy 3 – 5g hoa quế rửa sạch, 3g trà đen hoặc 5g trà xanh đun trong khoảng 10 phút là có thể uống được. Có thể dùng trà này để uống sau khi ăn các món có vị tanh như cá hay có mùi tỏi.

12. Trà hoa hòe


Hoa hòe có tác dụng tăng sức bền thành mạch, cầm máu. Nó cũng giúp tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ động mạch. Hoa hòe sao, cho vào nước sôi hãm, dùng nước uống.
trà thảo dược với sức khỏe

Cách pha chế 4 loại trà thảo dược thơm ngon

Tưởng chừng như phức tạp nhưng với một chút khéo léo và cẩn thận bạn hoàn toàn có thể tự tay pha chế các loại trà thảo dược thơm ngon, bổ dưỡng từ những nguyên liệu như quế chi, cam thảo, hà thủ ô…

1. Thủ ô đan sâm trà
Nguyên liệu:
Hà thủ ô chế 25 gr.
Đan sâm 25 gr.
Mật ong vừa đủ.
Cách làm:
Tán vụn các nguyên liệu trên, cho vào bình kín. Hãm với nước sôi trong vòng 15 phút thì dùng được
Công dụng ích thận bổ can, hoạt huyết hóa ứ, tốt cho những người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp.
Người có huyết áp thấp không nên dùng.

2. Quế chi cam thảo trà


Nguyên liệu:
Quế chi 10 gr.
Cam thảo sống 5 gr.
Cách làm:
Quế chi, cam thảo nghiền vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được.
Công dụng ôn bổ tâm dương, hòa dinh ích khí, tốt cho những người lao động ngoài trời vào mùa đông hoặc công nhân nhà máy nước đá, đông lạnh. Những người có chứng nhiệt không nên dùng.

3. Độc sâm trà
Nhân sâm thái nhỏ thành từng phiến hoặc nghiền vụn, mỗi ngày dùng 3-9 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống thay trà hằng ngày.
Công dụng bổ khí cường thân, hồi phục sinh lực sau lao động rất tốt, đặc biệt là lao động cơ bắp. Người bị huyết áp cao không nên dùng.

(Tổng hợp)