Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ em nếu ở giai đoạn khởi phát hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu các bậc cha mẹ phát hiện trễ, bệnh đã ở giai đoạn toàn phát thì phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cho trẻ uống nhiều thuốc tây hoàn toàn không tốt, dễ bị tác dụng phụ hoặc kháng thuốc. Do đó, chữa bệnh viêm phế quản cho trẻ bằng thảo dược, thuốc lá nam hay thuốc đông y là một hướng điều trị đúng đắn mà lại công hiệu.
Viêm phế quản ở trẻ em nặng và nguy hiểm hơn ở người lớn:
Khi trẻ mắc bệnh này, tình hình sẽ dễ chuyển biến nhanh và nặng, bởi vì hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa hoàn chỉnh, bản thân trẻ chưa “sản” ra đủ các yếu tố chống lại vi khuẩn mỗi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Hơn nữa, hệ bạch mạch và hệ mạch máu ở trẻ rất phong phú, đan xen vào lẫn nhau như mạng nhện, do đó vi khuẩn vào cơ thể trẻ ngoài việc rất ít yếu tố ngăn chặn, bao vây, lại còn nhiều đường đi nên lan rất nhanh từ chỗ này đến chỗ khác. Đồng thời cây phế quản ở trẻ em còn ngắn và hẹp, do đó mỗi khi viêm rất dễ bị bịt tắc do niêm mạc bị phù nề và đờm dãi.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, thường do virus như cúm, H1N1, H5N1, SARS… hoặc do vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu… Nguyên nhân không do vi khuẩn như nấm, ký sinh trùng… Đường vào của vi khuẩn phần lớn qua đường thở như viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan hoặc qua đường máu như trẻ bị mụn nhọt, chốc lở…
Dễ nhầm lẫn viêm phế quản phổi với các bệnh hô hấp khác
Vì bệnh này có những dấu hiệu tương tự với các bệnh đường hô hấp khác, do đó rất dễ nhầm lẫn. Các bậc cha mẹ cần chú ý, khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau cần nghi ngờ là bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em: Ho, sốt mũi có dịch màu vàng, xanh sốt cao 39-40 độ C, thở nhanh, có các dấu hiệu viêm phế quản nặng (bỏ ăn, bỏ bú, rên, rút lõm lồng ngực, li bì)…
Khi nghe phổi thấy có ran ẩm nhỏ hạt, đo nồng độ oxy ở máu giảm nghĩa là bệnh đã rất nặng. Đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng nặng vì triệu chứng không rầm rộ nhưng bệnh lại rất nặng và tỉ lệ tử vong rất cao.
Đối với trẻ sơ sinh thường trẻ có cơn tím tái khi gắng sức (bú, khóc, ho…) đặc biệt trẻ hay sùi bọt. Nhịp thở có thể nhanh trên 50-60 lần/phút. Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng, khi mắc bệnh này, thường nhiệt độ không cao, trẻ thường có rối loạn nhịp thở, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở ngắn, nhịp thở nhanh so với lứa tuổi.
Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm phế quản cho trẻ:
Cao tỏi: tỏi 600g, mật ong 900g, tỏi băm nhuyễn cùng mật ong ninh thành cao. Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 3 muỗng canh.
Nước củ cải mật ong: củ cải 500g, mật ong 50g, củ cải vắt nước trộn với mật ong, ngày 2 lần, uống hết.
Hạnh nhân giấm đường trị viêm phế quản mạn tính: hạnh nhân 400 qỉa, giấm gạo 500g, tất cả chứa trong keo thuỷ tinh miệng rộng, đậy kín, để nơi râm mát thoáng gió. Sau một thời gian, hằng ngà sắng sớm bụng đói ăn 4 quả hạnh nhân, uống nữa muỗng giấm đường. Sau 100 ngày thì dùng hết 400 quả hạnh nhân giấm đường. Thường người viêm phế quản mạn tính dùng 400 quả hạnh nhân thì làm bệnh.
Ô mai ngâm đường trị viêm phế quản: ô mai tươi rửa sạch, dọi qua nước lạnh, để ráo. Sau đó đặt trong keo miệng rộng, một lớp ô mai, một lớp đường trắng, cho đên khi gần đầy keo thì dừng, dùng băng keo dán kín, chế biến vài keo, để nơi râm mát. Đến ngày “đông chí” (22/12) đường trắng trong keo tan thành nước đường. Mỗi sang bụng đói và ban đêm trước khi ngủ dùng 3 quả ô mai. Dùng cho đến khi hết thì thôi, đồng thời kiêng dùng thức ăn lạnh, chua cay. Dùng kiên trì tất có hiệu quả.
Sứa trị viêm phế quản:
Điều trị giãn phế quản, đàm nhiều: dùng sứa 50g, dùng nước rửa sạch phần muối, củ năng 200g, cả vỏ bổ ra, cho vào nồi đất sắc với 3 ly nước, uống từ từ lúc nóng.
Điều trị viêm phế quản mạn tính: dùng sứa 30g (sau khi nấu thành cao nướng khô tán bột), vỏ nghêu 5g (nướng khô tán bột), mật ong 3g, ép lát (hoặc làm viên), dùng trong 1 ngày, chia 3 lần, dùng sau bữa ăn. 10 ngày là 1 liệu trình.
Gừng già, gạo trị viêm phế quản mạn: gừng già 1 lát (lớn cỡ ngón tay cái), gạo một nắm (khoảng50g), cùng cho vào nồi rang hơi vằn, đổ 2 chén nước, ninh 10 phút lấy nước uống nóng.
>> Xem thêm: Bài thuốc quý "Rượu tỏi" trị bệnh xương khớp
(Tổng hợp)