1. Bài thuốc trị ung thư đại trực tràng từ ốc bươu
Bài thuốc: Chọn 12 con ốc bươu cho vào nướng trực tiếp trên than hoa đến khi cháy khét vỏ, sau đó nghiền nát cả vỏ lẫn thịt. Mỗi lần 4 con uống với 1 ngụm rượu gốc, Mỗi ngày ăn 3 lần. Dùng hàng ngày.
Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn (dạ dày bị đau, viêm loét), rối loạn tiêu hoá kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành... nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
Toa thuốc khác giúp chữa ung thư đại trực tràng: Phục linh 9g , Thái tử sâm 12g, Đương quy 6g, Sinh dĩ nhân 33g, Quả sung 12g, Khương bán hạ 6, Bạch truật (sao vàng) 9g, Miêu sâm 9g. Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
(2 bài thuốc kinh nghiệm của thầy Thích Tuệ Minh)
Một số bài thuốc trị bệnh khác từ ốc bươu:
- Bài thuốc trị u xơ tiền liệt tuyến, tiêu tiểu bất thông:
Nguyên liệu: 3 con ốc bươu, 15gr trư linh và 15gr trạch tả, 4 củ hành tím.
Cách chế biến: Ốc bươu làm sạch, rồi đem nấu với hành và 2 vị thuốc, cho lượng nước vừa đủ, thêm ít muối cho vừa ăn. Nấu trong khoảng nửa giờ là dùng được (dùng chủ yếu phần nước).
- Bài thuốc trị viêm gan, xơ gan cổ chướng, vàng da:
Nguyên liệu: 5 con ốc bươu, 30gr chó đẻ răng cưa, 20gr nhân trần Nam, 10gr kim tiền thảo, 10gr hoàng cầm.
Cách chế biến: Ốc bươu làm sạch, cho ốc và tất cả các vị thuốc vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ. Nấu trong khoảng 30 phút đến 1 giờ là dùng được (dùng chủ yếu phần nước).
2. Phân biệt ốc bươu đen, ốc nhồi và ốc bươu vàng
Bài thuốc trị ung thư đại trực tràng được điều chế từ loại ốc bươu. Vì thế, bệnh nhân ung thư cần nhận biết được đặc điểm của từng loại ốc để tránh lựa chọn nhầm. Dưới đây là một số cách phân biệt cơ bản.
Ốc bươu đen (Pila conica) có vỏ phía trên xoắn ốc nhỏ dần màu nâu đen, trơn bóng. Vỏ miệng hình tròn, ở ngoài có mang lớp, một mang và một tâm nhĩ, tiết ra chất nhờn, có xúc giác hình chùy dài hai bên dính vào đầu ngắn, ốc có hai cuống mắt, chân rộng, miệng ở dưới đầu, dạ dày lớn. Ốc bươu đen với kích thước khoảng 5 cm. Phía bên trong của nắp miệng, nơi dính với ốc cứng do hóa vôi. Trứng nằm trong vỏ, Ốc bươu đẻ trứng tụ thành đám màu trắng sữa.
Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata): Có chiều cao cao 4.5-7.5 cm, rộng 4-6 cm. Thân có 5-6 vòng xoắn được chia rỏ rệt bằng rãnh sâu. Màu sắc của vỏ thay đổi từ vàng-lục hoặc nâu nhạt. Ống hút có những chấm vàng. Đầu có 2 đôi xúc tu, một đôi dài và một đôi ngắn. Chân màu trắng kem, nằm ở phía bụng. Trứng màu hồng bám thành chùm, mỗi chùm từ 200 - 500 trứng. Ốc bươu vàng sống được khoảng 2-3 năm.
Ốc bươu và ốc bươu vàng có thể phân biệt bằng mắt thường qua một số đặc điểm:
- Vảy ốc (mài ốc): Ốc bươu có mài ốc tương đối phẳng, đường vân mờ không thấy rõ. Còn ốc bươu vàng thì vảy ốc hơi gồ ghề do các đường vân nổi hiện rõ tạo nên.
Vảy ốc bươu và vảy ốc bươu vàng
- Vỏ ốc: Ốc bươu đen có vỏ trơn bóng, nhẵn mịn. Còn vỏ ốc bươu vàng thì có các đường vân và không bóng láng như ốc bươu. Phần nằm gần miệng của ốc bươu vàng có một cái lỗ sâu xoáy nhỏ, ốc bươu đen thì không có.
Vỏ ốc bươu và vỏ ốc bươu vàng
Ốc nhồi (Pila polita): có kích thước trung bình khoảng 7-8 cm, nặng 20 gram. Vỏ dày, hình tương đối tròn, mặt ngoài bóng, màu nâu đen hoặc xanh vàng, mặt trong tím nhạt có nhiều vòng xoáy. Vòng xoắn gần miệng ốc lớn và chiếm đến 5/6 chiều cao của vỏ. Lỗ miệng của vỏ dài và hẹp, có vành sắc, không lộn trái. Nắp che miệng dài, hình thận, hai đầu tròn không bằng nhau. Ốc thường nổi lên mặt nước để sinh nở.
Chú ý: Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, người có chuyên môn trước khi dùng.
Theo chuaungthu.net