Dược liệu quý

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette. Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sinh lực, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, ăn ngon ngủ khỏe

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các món ăn, bài thuốc chế biến từ lòng lợn

Lòng lợn là món yêu thích của nhiều người, nhiều món ăn ngon được chế biến từ lòng lợn như: Cháo lòng, ruột lợn nhồi nhân sâm, lòng lợn hầm...Hãy cùng tìm hiểu các món ăn ngon làm từ lòng lợn và những công dụng, bài thuốc chữa bệnh trong từng món ăn.

Lòng lợn (bao gồm cả dạ dày, ruột non, ruột già) là một trong số những món ăn dân dã. Trong Đông y, lòng lợn được gọi trư đỗ, là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm; vào tỳ, vị, thận, có tác dụng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư. Sau đây là một số món ăn bài thuốc chữa bệnh có lòng lợn.

Các món ăn, bài thuốc từ lòng lợn:

Ruột lợn nhồi nhân sâm: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc một đoạn ruột lợn), nhân sâm 15g, bột tiêu 3g, gừng tươi 15g, hành sống 7 củ, gạo tẻ 200g. Lòng lợn rửa sạch, các loại trên trộn đều nhồi vào dạ dày lợn khâu buộc lại. Hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Thức ăn bồi bổ cơ thể dùng cho các trường hợp suy kiệt, bệnh lao dài ngày.

Cháo lòng: Dạ dày lợn 1 cái hoặc ruột lợn 1 đoạn, gạo tẻ 200g. Dạ dày lợn rửa sạch, luộc chín, thái miếng; lấy nước nấu với gạo tẻ thành cháo. Cháo chín, cho dạ dày hoặc ruột lợn đã luộc vào, đun nhỏ lửa cho nhừ, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp suy kiệt, đặc biệt là sau thời gian bị bệnh dài ngày.

Lòng lợn dầm tương: Dạ dày hoặc ruột lợn, lượng thích hợp luộc chín, thái lát. Dùng tỏi, dấm, hồ tiêu, tương (hoặc nước mắm) làm nước chấm. Ăn thường ngày khi đói, ngày 1 lần, tuần 2 - 3 lần. Dùng cho người cao tuổi thiểu dưỡng, phù nề hai chân.

Lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác: Dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Chỉ xác, sa nhân bỏ trong dạ dày lợn, khâu chặt lại, thêm nước và gia vị, hầm nhừ; lấy nước bỏ bã chỉ xác, sa nhân. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng, người già yếu thoát vị cơ năng.

Lòng lợn hầm: Dạ dày lợn 1 cái, làm sạch thái lát, thêm gia vị, nước, hầm nhừ, ăn thường nhật, tuần vài ba lần. Dùng cho các trường hợp lang ben, bạch biến, sạm da.

Canh lòng lợn hoàng kỳ: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc ruột lợn 1 đoạn), hoàng kỳ 15g, nhân sâm 8g, gạo tẻ 200g, hạt sen bỏ tâm 20g. Lòng luộc chín thái miếng. Tất cả bung nhừ, vớt bỏ bã hoàng kỳ, nhân sâm, thêm hành và gia vị. Dùng cho thai phụ, sản phụ, người cao tuổi suy nhược cơ thể.

Hải sâm hầm lòng lợn: Hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng heo làm sạch thái miếng, thêm gia vị, nước lượng thích hợp nấu súp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng).

Lòng lợn nhồi củ năn: Củ năn gọt bỏ vỏ, cho vào một đoạn ruột lợn đã rửa sạch, buộc hai đầu, đem luộc nhừ trong nồi đất, không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đầy trướng bụng.

Canh lòng lợn hầm hoàng kỳ thăng ma chỉ xác: Ruột lợn (lấy đoạn đại tràng) 250g, hoàng kỳ 20g, thăng ma 9g, chỉ xác 10g. Ruột lợn làm sạch thái miếng, cho 3 dược liệu cho trong túi vải, thêm nước. Hầm chín, bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn trong ngày. Đợt dùng liên tục 7 ngày. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, các loại thoát vị.            
>> Xem thêm: Một số bài thuốc trị gan nhiễm mỡ


(Tổng hợp)