Dược liệu quý

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette. Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sinh lực, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, ăn ngon ngủ khỏe

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cây rau răm với tác dụng chữa thâm tím, rôm sảy

Theo YHCT rau răm vị cay tính ấm. Tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực thường được dùng trị đau tim, rắn cắn, cảm cúm, say nắng, trẻ em nhiều rôm sảy, mụn nhọt mới phát, đau bụng do sán lãi, nước ăn chân, vết thương lở loét lâu lành, đứt tay chảy máu, hắc lào, sâu quảng, chóc lở...

Nam dược thần hiệu Tuệ Tĩnh có ghi "Rau răm trừ được cước khí sưng chân, và chữa rắn rết côn trùng cắn, chàm, ghẻ lở dùng uống trong và đắp ngoài". Bản thảo cương mục viết "Rau răm trừ độc trong tôm cá… người có thai không nên dùng". Theo dược tính hiện đại trong 100g rau răm cung cấp năng lường cho 30 Calo, có 290mg calcium, 4,7mg phosphor, 279mg kali, 138mg magnesium, 10mg mangan, 7mg sắt, 10mg vitamin C, 1mg vitamin PP, và  tinh dầu mầu vàng thơm mát chủ yếu là các andehyd aliphatic và alcool.

Kinh nghiệm của dân gian ăn trứng vịt lộn với rau răm là rất khoa học vì vịt lộn rất giàu đạm và dưỡng chất khó tiêu, Rau răm có tính kiện tỳ tiêu thực, khi ăn rau răm với trứng vịt lộn với cảm thơm ngon dễ tiêu không sợ đầy bụng.

Bài thuốc từ cây Rau Răm:

- Kinh nghiệm dân gian ăn tôm cá bị đau bụng đi cầu: Hái rau răm tươi giã vắt nước cốt cho uống hoặc sắc nước cho uống.

- Trẻ em nhiều rôm sảy: Rau răm 100g, cá diếc 1-2 con luộc chín lất thịt nấu canh ăn nhiều lần.

- Đau tim: Rau răm 50-70g nấu canh với tim heo ăn. Hoặc dùng Rễ rau răm 50g sắc nước pha thêm ít rươu trắng uống.

- Say nắng mùa hè: Rau răm 100g giã vắt nước cốt cho uống.

- Cảm cúm: Rau răm 50g, ba lát gừng giã nhỏ vắt nước cốt uống.

- Mụn nhọt mới phát: Rau răm 100g giã vắt nước cốt uống bã đắp ngoài.

- Đau bụng do sán lãi: Rau răm 50g sắc uống.

- Rắn cắn: Hái khoảng 20 ngọn rau răm giã vắt nước cốt uống bã đắp ngoài.

- Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ cho thêm muối đắp chỗ cân bị nước ăn.

- Vết thương lở loét lâu lành: Rau răm sao tồn tính tán bột đắp vào nơi da lở loét.

- Đứt tay chảy máu: Rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay.

- Hắc lào, sâu quảng, chóc lở: Rau răm giã vắt nước cốt cho thêm rượu bôi vào vùng da bị bệnh.

Ghi chú: Rau răm nên dùng tươi phát huy tác dụng của tinh dầu tốt hơn.
>> Xem thêm: Mướp đắng - Tác dụng to lớn điều trị ung thư


(Tổng hợp)