Dược liệu quý

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette. Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sinh lực, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, ăn ngon ngủ khỏe

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian hay

Đau dạ dày là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển của Y học có nhiều loại thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, trong tự nhiên có nhiều loại thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày an toàn, không gây tác dụng phụ.

1. Nghệ

Nhiều người cho rằng nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, vậy giữa nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày thật sự cái nào đúng hơn?

- Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng  có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.

- Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ
nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng
kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.

2. Cây nha đam (lô hội)

Nhựa của nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm
loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

3. Nước ép bắp cải chữa đau dạ dày:

Mỗi ngày uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày. 

4. Dùng quả chuối sứ xanh:

Không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín hấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày làm cho màng nhày dày lên và lành các  vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày.

5. Bao tử heo:

Chữa tiêu chảy kiết lỵ cam tích. Chữa người thận hư di tinh, người yếu dạ dày dẫn đến tiêu lỏng thì hầm chung hạt sen ăn (khoảng 10g).

6. Bao tử nhím: dùng chữa đầy hơi sình bụng ăn không tiêu.
7. Dùng chè dây:

Chữa các bệnh liên quan tới dạ dày: chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có có tác dụng chống viêm nên  chè dây có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng là làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc  dạ dày và gây ra bệnh này.

8. Lá mơ:

Giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày? Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi.


>> Xem thêm: Cà rốt - Cơn lốc màu da cam- Quét sạch ung thư


(Tổng hợp)