Dược liệu quý

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette. Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sinh lực, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, ăn ngon ngủ khỏe

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lợi ích của ngô qua những món ăn bài thuốc hay

Ngô là thực phẩm sẵn có, giàu dinh dưỡng và khoáng chất, tốt cho sức khoẻ. Không chỉ sử dụng bắp ngô làm thức ăn, theo Đông y, ruột bấc trong thân cây ngô và râu ngô cũng được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh.

Món ăn, bài thuốc từ bắp ngô

Ngô luộc: Ngô còn non luộc ăn hạt, uống nước. Thích hợp cho người bị các bệnh gan thận có phù, sỏi, vàng da. Khi luộc cho thêm ít muối, ngô sẽ ngọt và được hấp thu vào thận nhiều hơn.

Cháo ngô non - Cà rốt: Ngô non 100gr, cà rốt 3 củ vừa. Cho ngô vào nấu sôi trước, sau đó mới cho cà rốt. Dùng ngày hai lần cho trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Cháo ngô - Đậu cô ve trắng: Ngô 50gr, đậu cô ve trắng 25gr, đại táo 50gr (bỏ hạt), cho tất cả vào nấu thành cháo, ngày ăn 1 bữa có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, chữa thũng, tốt cho cả trường hợp suy dinh dưỡng.

Cháo ngô đặc: Nấu cháo ngô, giữ nóng. Một củ cà rốt non bỏ lõi, một khúc bí đao, tất cả đem thái lát, luộc chín cùng một ít hành rồi xếp vào khay cùng một ít rau mùi. Sau đó, đổ cháo ngô còn nóng lên trên. Sau một giờ, cháo đông lại, cho ra đĩa cắt thành miếng. Ăn với muối vừng - lạc hoặc tương. Đây là món ăn chay có tác dụng kiện tỳ, lợi thủy, dùng tốt cho người bị bệnh thận.

Ngô hầm: Ngô non hầm với xương lợn hoặc thịt gà, tim… Có thể cho thêm nước cơm rượu. Ăn xong, uống trà nóng với gừng. Thuốc có tác dụng bổ dưỡng cho người gầy yếu, giúp sản phụ có nhiều sữa, chữa đau lưng, mỏi gối ở người già. Đặc biệt, món ngô hầm xương lợn được gọi là "món ăn hạnh phúc" vì giúp tăng cường sự dẻo dai cho người cao tuổi.

Nước ngô rang: Ngô đem rang chín, sau đó cho vào nước đun sôi, lấy nước uống thay trà, có tác dụng tráng thận, kiện thận, tăng cường sinh dục.

11 lý do nên ăn ngô luộc vào buổi sáng

Món ăn, bài thuốc từ râu ngô, thân ngô

Theo Y học cổ truyền, râu ngô và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất.

Chữa mất ngủ, tốt cho tim: Râu ngô cho vào túi vải buộc miệng, hầm với tim lợn. Ăn cái, uống nước, dùng tốt cho người có bệnh tim, hay hồi hộp, mất ngủ.

Giúp lợi tiểu: Râu ngô 15gr,  ý dĩ 50gr, ngô hạt 50gr, rễ cỏ tranh 15gr. Luộc rễ cỏ tranh, râu ngô trong 20 phút, sau cho thêm ý dĩ, ngô hạt vào nấu thành cháo.

Chữa ho ra máu: Râu ngô 50gr, đường phèn 50gr, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1 liều, uống 2 lần sáng, tối. 5 ngày 1 liệu trình.

Chữa bệnh đái tháo đường: Râu ngô 40-50gr sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn.

Điều hoà huyết áp: Râu ngô 30gr với 300ml nước sắc cạn còn 100ml, uống 1 lần mỗi ngày.

Chữa bệnh tuyến tiền liệt: Râu ngô 100gr, trứng gà 2 quả. Rửa sạch râu ngô, cho nước vào đun râu ngô với trứng gà để ăn có tác dụng bình gan, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, chữa bệnh tuyến tiền liệt.

Chữa vàng da: Ruột bấc trong thân ngô đem nấu nước uống, có tác dụng lợi tiểu, chống phù, vàng da, trị các chứng chảy máu.

(Tổng hợp)