Theo Y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính hơi ôn. Tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân dịch, thường được dùng để chữa đau đầu chóng mặt, mắt kém, viêm gan, hay thận yếu. Hoa bí, ngọn bí, lá bí tác dụng thanh nhiệt, mát phế, kiện tỳ, tiêu đàm, liễm mồ hôi, sử dụng rất tốt với chứng ho đàm, táo bón, viêm mật, kiết lỵ, khó ngủ, tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp.
Một số món ăn bài thuốc chữa bệnh từ bí đỏ:
Chữa đau đầu chóng mặt mạn tính: bí đỏ hầm đậu phụng hoặc hầm xương thịt gà, vịt đều tốt.
Chữa đái tháo đường: bí đỏ 200 gam, đậu xanh 100 gam, xương heo 100 gam, hầm ăn cho thêm gia vị vừa đủ.
Chữa ho khan, ho đàm do phế yếu: bí đỏ 100 gam, đậu phụng 40 gam, hầm ăn tuần vài lần.
Chữa đau đầu chóng mặt nhức do can phong: bí đỏ 100 gam, đuôi lợn 100 gam, lạc 40 gam, hầm nhừ ăn.
Rau cải cúc - công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Chữa viêm gan: bí đỏ 200 gam, gan heo 100 gam nấu cháo.
Chữa giun sán: mỗi lần dùng 30-50 gam hạt bí rang bóc vỏ ngoài ăn lúc bụng đói, sau uống thuốc xổ, ăn vài lần thấy hiệu nghiệm.
Chữa tiểu đường: quả bí xanh 50-100 gam hầm với thịt vịt 50 gam và gia vị vừa đủ ăn trong nhiều ngày.
Phòng trị u xơ tiền liệt tuyến: ngày ăn khoảng 100 gam hạt bí ngô bằng cách rang bóc vỏ ăn vào lúc đói, ăn liên tục nhiều ngày.
Chữa trẻ em giun kim: hạt bí 30-50 gam rang vàng ăn lúc bụng đói. Nên nhớ rang ở nhiệt độ nhỏ và lâu sẽ giữ được hàm lượng dầu hữu ích có trong hạt.
Trị tiểu không tự chủ, đau mỏi khớp do âm hư thấp nhiệt: thục địa 20 gam, hoài sơn 16 gam, đơn bì 14 gam, sơn thù 12 gam, phục linh 14 gam, trạch tả 12 gam, hạt bí 12 gam, hoàng bá 10 gam. Sắc uống hoặc làm hoàn uống ngày 12-14 gam chia 2-3 lần.
Như vậy, tùy thuộc vào từng triệu chứng và từng loại bệnh cụ thể, người bệnh có thể lựa chọn cho mình phương thuốc phù hợp nhất để tránh những tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng không đúng bài thuốc.
(Tổng hợp)