Rau má
Còn gọi là liên tiền thảo, tích tuyết thảo. Đây là loại cây mọc hoang và được trồng làm rau ăn. Lá rau má được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi khô. Theo nghiên cứu, dịch chiết từ rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non, do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến…
Lá rau má rửa sạch, dùng máy xay nhuyễn, cho thêm một ít nước vào, vắt lấy nước uống hàng ngày cùng với đường có tác dụng giải nhiệt, nhuận gan, giải độc, thông tiểu, bổ dưỡng gan. Mỗi ngày, một người có thể dùng 30-40g rau má tươi.
Trong dân gian còn dùng rau má trị đau bụng đi lỏng, đau bụng kinh nguyệt bằng cách ăn 50g rau má tươi, luộc như các loại rau khác hoặc phơi khô tán thành bột để uống.
Rau má rất dễ trồng và có ba loại chủ yếu: rau má cọng tím, rau má mèo và rau má mỡ. Tuy nhiên, cần áp dụng kỹ thuật một cách hợp lý để bảo đảm vệ sinh, tránh bị lẫn với trứng giun.
Chanh
Chanh là một trong những loại quả có chứa vitamin và khoáng chất nhiều nhất. Đây là loại quả có công dụng giải khát rất hiệu quả, uống nước chanh còn được xem là một liệu pháp bổ sung giúp giải độc, cải thiện thành mạch và hạ huyết áp. Chanh là một trong những loại quả có chứa vitamin và khoáng chất nhiều nhất. Những chất chống ô-xy hóa thuộc nhóm flavonoids có trong chanh giúp giải độc, tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa.
Theo Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, tiêu đờm, giảm ho, chữa tức ngực, khó thở, ăn kém, nôn mửa... Chanh cũng dùng để sát trùng hoặc giải độc tại chỗ do côn trùng, thú cắn. Vỏ chanh phơi khô dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng, sâu bọ. Lá chanh tươi có chứa nhiều tinh dầu thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm, giải độc.
Chanh là loại cây gia vị dễ trồng, thường được thu hoạch sau một năm. Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Chúng không chịu úng nước và mặn.
Bạc hà
Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau rất hiệu quả. Cây bạc hà ưa mát, đất trồng cần phải có độ mùn cao, luôn ẩm nhưng thoát nước. Lá bạc hà thường dùng làm gia vị cho món ăn dạng lỏng, nước chấm hoặc tẩm vào thịt trước khi chế biến. Bạc hà có vị thơm dễ uống, làm ra mồ hôi, hạ sốt, chữa cảm mạo, ngạt mũi, ăn không tiêu, kém ăn…
Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau rất hiệu quả. Tuy nhiên, tuyệt đối không bôi tinh dầu bạc hà hoặc các loại dầu xoa, cao xoa có bạc hà cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
- Chữa cảm cúm, sốt: Lấy 20g cây bạc hà nấu nước xông với lá chanh, lá bưởi, sả, hương nhu, cúc tần (mỗi thứ 30g) và 3 tép tỏi đập giập.
- Chữa kém ăn, không tiêu, nôn, tiêu chảy: Lấy 5-10g lá bạc hà pha với 300-500ml nước sôi, cách 2-3 giờ uống một lần.
>> Xem thêm: Bài thuốc chữa ung thư từ cây Kim Ngân
(Tổng hợp)