Nhân sâm: Trong tổng glycosit Nhân sâm có ginsenin – có tác dụng giảm đường. Liều lượng lớn (100mg/kg) có tác dụng rõ rệt, khi ngừng thuốc còn duy trì hiệu quả được thêm 1 – 2 tuần.
Khổ qua: Chất lấy ra từ Khổ qua có tác dụng tương tự như insulin.
Phiên thạch lựu: Thành phần giảm đường của lá là Flavon glycosit. Ngoài tác dụng giảm đường còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ.
Hạt quả vải: Giảm đường huyết và giảm mạnh hàm lượng glucogen.
Sơn dược: Mỗi ngày uống 250g nước thuốc sắc, uống lâu dài có công hiệu giảm đường.
Râu ngô: Uống 50g nước râu Ngô có thể giảm triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Hoàng kỳ: Dùng trị bệnh tiêu khát.
Câu kỳ tử: Có thể làm thành rau ăn mỗi ngày có thể dùng 6 – 12g.Trong quả có betain, axit ascorbic, axit nicotianic. Câu kỷ tử có tác dụng làm hạ đường huyết. Có thể ngâm rượu dùng làm thuốc hạ đường huyết. Cách ngâm như sau: Khởi tử 600g; Rượu 2 lít (rượu 35 –
40o). Giã nhỏ Khơi tử, cho rượu vào ngâm 2 tuần trở lên sau đó lọc lấy rượu để uống; ngày uống 1 – 2 chén con.
Bột Bí đỏ: Mỗi ngày dùng 30g, dùng trong 1 – 3 tháng; dùng càng lâu càng có hiệu quả tốt.
Con lươn: Bệnh nhân tiểu đường mỗi ngày nên ăn 60 – 90 g lươn, ăn trong 3 – 4 tuần, đường huyết, đường niệu giảm.
>> Xem thêm: Cách ăn uống để phòng ngừa bệnh ung thư
(Tổng hợp)