Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều biết về cây cỏ tranh, một cây thuốc mọc rất nhiều ở nước ta. Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc, hình lá lúa, lá có răng cưa.
Công dụng và liều dùng:
Tính chất theo tài liệu cổ: Bạch mao căn (rễ cỏ tranh) có vị ngọt, tính hàn. Vào ba kinh tâm, tỳ và vị. Có một số tác dụng chính như sau:
Tác dụng tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện
Tác dụng thông tiểu và tẩy độc cơ thể
Tác dụng điều trị sốt nóng
Tác dụng điều trị bệnh sỏi thận
Tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu
Tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về phổi
Đối tượng sử dụng:
Người tiểu tiện khó khăn, bí tiểu, phiền khát (háo nước)
Người bệnh mắc chứng tiểu ra máu, thổ huyết, máu cam.
Bệnh nhân mắc sỏi thận
Bệnh nhân viêm đường tiết niệu
Các trường hợp bị sốt nóng
Bệnh nhân mắc ho hen, cò cử
Cách dùng, liều dùng:
Liều dùng 10-40g dưới dạng thuốc sắc.
Ngoài ra còn nhiều cách sử dụng rễ cỏ tranh làm thuốc trong những trường hợp bệnh cụ thể. Caythuoc.org giới thiệu một số cách dùng rễ cỏ tranh làm thuốc cụ thể như sau:
Đơn thuốc có bạch mao căn
1. Bài thuốc lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận: Râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, rễ cỏ tranh 30g, hoa cúc 5g sắc nước uống trong ngày. Tác dụng: Giúp thông tiểu, giải độc, rất tốt cho bệnh nhân mắc sỏi thận, người bí tiểu, đái rắt, ăn đồ ăn nóng. Đây cũng là bài thuốc nam tốt cho bệnh nhân sỏi thận.
2. Bài thuốc “Như thần thang” điều trị ho hen, cò cử: Sinh mao căn (rễ cỏ tranh tươi) 100g sắc uống trong ngày.
3. Bài thuốc điều trị chứng đái ra máu: Bạch mao căn 30g, khương thán 15g, thêm mật ong 2 muỗng cà phê, sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong thời gian 1 tháng là khỏi dứt.
>> Xem thêm: Nguyên tắc ăn uống giúp bạn phòng ngừa ung thư
(Tổng hợp)