Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, quả mận chứa nhiều axit amin như asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C... Quả mận giàu chất xơ, không có chất béo cũng như cholesterol xấu. Mỗi quả mận chỉ chứa 30 calo, 5g đường, 0,5g protein và 1g chất xơ nên cũng rất tốt cho người muốn giảm cân.
Ăn mận rất tốt cho xương khớp, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, giảm cân, cải thiện thị lực, giàu chất chống oxy hóa, có thể sử dụng để phòng chống ung thư. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mận một lúc sẽ không tốt cho cơ thể. Ăn mận quá chín cũng ảnh hưởng đến đường huyết, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường: Mận tươi 5 lạng, chọn loại vẫn còn hơi xanh, chưa chín đỏ, đem rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng theo cách này sẽ giúp giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Làm đẹp da: Mận tươi 250g, đem rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, sau đó đem hòa với 250ml rượu gạo, đựng trong lọ bịt kín nắp. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 10ml.
Những bài thuốc hay chữa bệnh thường gặp từ quả mận
Theo lương y Bùi Hồng Minh, khi mận đang vào mùa rộ, bên cạnh việc dùng để ăn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại quả này để tạo thành những bài thuốc chữa những bệnh thường gặp. Dưới đây là những bài thuốc hay từ quả mận cùng các bộ phận khác của cây mận được vị lương y này đưa ra:
- Côn trùng đốt: Ăn mận sau đó để lại hạt, đem rửa sạch, giã nát rồi đắp vào vết thương bị côn trùng cắn. Để 5 phút sau đó đem rửa sạch vết thương. Thực hiện ngày 2 lần.
- Hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường: Mận tươi 5 lạng, chọn loại vẫn còn hơi xanh, chưa chín đỏ, đem rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng theo cách này sẽ giúp giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Mận vào mùa, hãy vận dụng ngay những bài thuốc chữa bệnh từ loại quả này - Ảnh 3.Bên cạnh việc dùng để ăn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại quả này để tạo thành những bài thuốc chữa những bệnh thường gặp.
- Giảm đau, hạ sốt, chữa ho: Lấy 8-12g lá mận khô đem sắc uống.
- Sưng đau ngoài da: Lấy lá mận tươi giã lấy nước cốt thấm vào những chỗ sưng đau hoặc đun nước lá mận tắm.
- Đái buốt, đái rắt, lỵ ra máu: Lấy 12g rễ mận đem sắc rồi uống. Trẻ em bị mụn nhọt có thể sử dụng rễ mận được nghiền thành bột, rắc vào mụn nhọt sẽ phát huy tác dụng rất tốt.
- Đau nhức răng: Rễ mận 30 g, đem sắc đặc với 100ml nước rồi ngậm khoảng 5 phút mỗi sáng sẽ giúp cải thiện đau nhức răng hiệu quả.
- Nhuận tràng: Nhân hạt mận, đào nhân, hạnh nhân – mỗi thức 10g, sau đó đem đổ vào cùng 700ml nước, sắc còn 250ml, rồi chia làm 2 lần, uống trong ngày.
- Đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: 50g lá mận, thài lài, lá đào, lá si, dâm bụt mỗi thứ 30g. Đem tất cả rửa sạch, giã nhỏ, sao vàng rồi đem ngâm với rượu để xoa bóp chỗ xương khớp bị đau nhức.
Mận vào mùa, hãy vận dụng ngay những bài thuốc chữa bệnh từ loại quả này - Ảnh 4.Quả mận còn được sử dụng để làm đẹp.
- Sạm da, nám da: Nhân hạt mận nghiền thành bột mịn trộn với lòng trắng trứng, đem đắp mỗi ngày 1-2 lần sẽ có hiệu quả sau khoảng 1 tuần sử dụng.
- Làm đẹp da: Mận tươi 250g, đem rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, sau đó đem hòa với 250ml rượu gạo, đựng trong lọ bịt kín nắp. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 10ml.
>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm giàu canxi bạn nên biết
(Tổng hợp)