Dược liệu quý

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette. Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sinh lực, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, ăn ngon ngủ khỏe

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vị thuốc tốt, gia vị hay từ tía tô

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không chỉ là một loại rau thơm, tía tô còn được dân gian coi là thảo dược.  

Tía tô là một trong số khoảng 8 loài cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae). Tía tô vị cay, mùi thơm. Có 2 loại tía tô:
- Tía tô mép lá phẳng: màu tía nhạt, ít thơm
- Tía tô mép lá quăn: màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn.


Chữa bệnh từ tía tô
Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây này không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Các công dụng của tía tô thường được biết đến là:  trị cảm lạnh, nôn mửa, cảm sốt, sốt rét, nhức đầu, lợi tiểu, ra mồ hôi, bụng trướng, táo bón, dị ứng, trúng độc, đau khớp xương...

 

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây tía tô:
- Chữa cảm lạnh: Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa, trộn đều ăn nóng. Món này có thể giúp trừ được bệnh cảm. 
- Trị ho: Lấy lá tía tô tươi nghiền nhỏ làm nước uống. Bên cạnh đó có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô, gạo nếp rang và vỏ quýt để nấu cháo. 

 

- Thương hàn ho suyễn: 1 nắm lá tía tô nấu chung với nước uống nhiều lần sẽ trị được cơn suyễn.
- Táo bón: Hạt tía tô, hạt me với lượng bằng nhau giã nhuyễn, cho nước lắng, lấy nước nấu chín. Ngoài ra có thể dùng hạt tía tô, hạt vừng đều 10g, giã nhuyễn cho nước lấy nước nấu cháo.
-Tiêu hóa: Nếu bị đau bụng đi ngoài, nôn mửa, có thể lấy một nắm lá tía tô giã lấy nước cốt để uống.
- Bụng trướng: Lấy lá tía tô giã nhuyễn vắt lấy nước cốt hòa với chút muối rồi uống một lần.
- Chữa mụn và rụng tóc: Nghiền lá tía tô lấy nước, hoặc đun lá tía tô thành đồ uống. Muốn khỏi phải uống trong một thời gian dài
- Chảy máu ngoài da: dùng lá tía tô non, nhai nhuyễn đắp kín vết thương, sau đó dùng lá tía tô khô hay tươi sao vàng, tán nhuyễn rắc lên vết thương.
- Động thai: Sắc lấy nước nấu cháo để ăn.
- Có thai bị cảm sốt: Lá tía tô, kinh giới mỗi thứ một nắm sắc lấy nước uống, tiếp đó ăn cháo trứng gà nóng..
Ngoài ra người ta thường súc miệng bằng trà tía tô để làm thơm miệng. Gội đầu bằng tía tô cũng làm tóc mượt, không rụng và không bị chẻ, sạch gầu.

Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Tía Tô

Món ngon tía tô
Lá tía tô có thể dùng ăn sống hoặc nấu chín trong một số món ăn ngon miệng như: ốc móng tay xào tía tô, mực cuộn tía tô, chả tía tô… Xin giới thiệu cách làm 3 món ăn từ tía tô dễ làm:
1. Ốc móng tay xào tía tô:
Ốc móng tay ngâm nước, rửa sạch, tách lấy thịt, ướp với 1/2 thìa cà phê hạt nêm.
Lá tía tô rửa sạch, thái sợi nhỏ.
Thịt ba rọi đem luộc chín, thái thật nhỏ.
Bắc chảo lên bếp cho dầu vào phi thơm với tỏi băm. Tiếp theo cho nước me vào xào, sau đó cho ốc móng tay, thịt ba rọi vào rồi nêm đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm. Sau cùng cho tía tô vào đảo đều, tắt lửa.
2. Mực cuộn tía tô:

Làm sạch mực, thái nhỏ, quết với bột nêm, tiêu.
Đậu Hà Lan hạt trụng chín, cà rốt trụng và thái hạt lựu, vớt ra để ráo, trộn với mực.
Trộn bột chiên giòn với trứng gà. 
Rửa sạch lá tía tô, để ráo, cho mực lên, cuộn lại, nhúng vào bột chiên giòn, lăn qua bột chiên xù rồi thả vào chảo dầu nóng, chiên vàng. 
Dùng kèm với tương ớt.
3. Chả tía tô
Tía tô rửa sạch, để ráo.
Thịt nạc dăm băm nhuyễn trộn với hành tỏi, chút bột nêm.
Cho thịt nạc dăm vào lá tía tô cuộn lại, đem chiên vàng.
Có thể dùng với bún và cơm đều được.


(Tổng hợp)