Dược liệu quý

Dược liệu quý

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi ...

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Thảo dược dưỡng sinh

Cách giải rượu bia chống ngộ độc hiệu quả

Cách giải rượu bia hiệu quả. Vì lý do công việc thường xuyên phải nhậu nhẹt hay những cuộc vui khi gặp gỡ bạn bè làm các chàng khó mà tránh được những lời mời rượu, bia. Có thể tửu lượng của bạn không được cao hay do bạn uống quá nhiều thì cảm giác say xỉn cũng thật tồi tệ.

Lời khuyên của bác sĩ

Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với rượu bia thì nên bỏ sẵn trong túi sản phẩm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, uống trước khi dùng rượu bia sẽ có tác dụng tạo ra 1 lớp màng nhầy bao niêm mạc dạ dày. Từ đó, làm giảm tác hại của rượu bia đến cơ thể người.

Lời khuyên để tránh say rượu

- Hãy biết lựa sức mình, biết người biết ta, uống vừa đủ, tránh việc uống quá nhiều, bị chuốc say.

- Biết nói lời từ chối khéo léo khi cần thiết tránh việc bị chuốc say.

- Không nên uống bia rượu khi bụng còn đói, điều này rất dễ khiến bạn bị say và dễ bị đau dạ dày.

 

10 cách giải rượu bia nhanh nhất:

1. Cách giải rượu bằng đậu đen

Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

2. Cách giải rượu bia bằng đậu xanh
Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau:

Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể.

Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo là cách giải rượu bia hiệu quả.

 

5 lời khuyên để tránh ung thư gan cho người thường xuyên uống rượu 

 

3. Cà chua cách giải rượu bất ngờ

Cà chua cũng là cách giải rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali, canxi, natri… Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

4. Cách giải rượu bằng nước ép rau muống
Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

5. Giải rượu bằng nước bưởi
Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

6. Cà phê đậm đặc

Uống cà phê là cách giải rượu đơn giản nhưng hiệu quả. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu. 

7. Chè xanh
Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu. 

8. Cháo nóng nấu loãng


Cho người say rượu uống một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ hết say, vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa, là cách giải rượu bia hay đúng không nào?

9. Nước mía ép
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.

10. Gừng tươi giải rượu.

Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

 

Tuy nhiên, những cách thức trên chỉ giúp người say tỉnh táo nhanh chóng chứ không làm giảm đi tác hại của rượu với cơ thể. Vì vậy, mỗi người nên tự biết “tửu lượng” của mình và uống rượu ở một chừng mực nhất định, không nên để say, làm mất tự chủ. Bên cạnh đó, sau khi uống rượu, bia, người uống không nên tự điều khiển ô tô hoặc xe máy, tốt nhất là nhờ bạn bè, người thân đưa về hoặc đi taxi về nhà.

 

Đây là những cách giải rượu và chống ngộ độc rượu tuy nhiên lời khuyên cho các đấng mày râu vẫn là nên kiểm soát bản thân, biết uống có chừng mực để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. 

(Tổng hợp)

Lượt xem: 292
Nguồn:thuochay.vn Sao chép liên kết
Nội dung liên quan